MASTER DATA MANAGEMENT (MDM) - Giải pháp kiểm soát nguồn dữ liệu cho doanh nghiệp 4.0
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, một lượng lớn dữ liệu luôn được tạo ra mỗi ngày. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần có một công cụ quản lý thông tin hiệu quả để kiểm soát nguồn dữ liệu. Master Data Management chính là giải pháp đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp.
Vậy Master Data Management là gì?
Trong kinh doanh, Master Data Management – Quản lý dữ liệu chủ (MDM) là quá trình quản lý, cập nhật và đồng hóa các dữ liệu chính của một tổ chức. Nhờ đó, dữ liệu trên các hệ thống khác nhau của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo lưu trữ một cách thống nhất và chính xác.
Hiểu một cách đơn giản thì đây là một công cụ để quản trị dữ liệu, cho phép tất cả dữ liệu tập trung đến một điểm tham chiếu duy nhất. Khi sử dụng MDM, doanh nghiệp sẽ sở hữu tất cả dữ liệu, bao gồm dữ liệu tham khảo và dữ liệu phân tích để hỗ trợ cho việc ra quyết định.
Có thể thấy, Master Data Management đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền tảng dữ liệu vững chắc cho một tổ chức. Bằng cách quản lý dữ liệu chính một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa giá trị của dữ liệu để cải thiện hiệu suất kinh doanh.
Lợi ích của Master Data Management là gì?
Sử dụng Master Data Management không chỉ giúp cho dữ liệu chính của doanh nghiệp được quản lý một cách hiệu quả mà còn đảm bảo tính nhất quán, chính xác và đầy đủ của dữ liệu trên nhiều nền tảng khác nhau. Dưới đây là những lợi ích chính của MDM trong quản lý:
MDM sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ những dữ liệu bị trùng lặp hoặc không nhất quán trong bộ dữ liệu chính, từ đó giảm thiểu tối đa rủi ro sai sót và mất dữ liệu.
MDM nâng cao chất lượng dữ liệu chính bằng cách định nghĩa các tiêu chuẩn, quy tắc, quy trình thu nhập, phân tích và bảo trì dữ liệu. Doanh nghiệp sẽ có được một nguồn dữ liệu đáng tin cậy, phục vụ cho việc đánh giá và báo cáo. Nhờ đó mà các quyết định dựa trên dữ liệu sẽ chính xác hơn, giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh trước những đối thủ cùng ngành.
Khi sử dụng dữ liệu Big data Master Data Management, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho việc nhập liệu, kiểm tra và cập nhật thông tin. Các quy trình kinh doanh như bán hàng, tiếp thị, quản lý chuỗi cung ứng,… sẽ được tối ưu hiệu quả.
MDM bảo vệ hệ thống của doanh nghiệp tránh được các cuộc tấn công mạng và xâm nhập dữ liệu từ hacker bằng cách áp dụng các biện pháp bảo mật công nghệ cao.
Ứng dụng của Master Data Management hiện nay
Quản lý dữ liệu khách hàng
MDM cho phép doanh nghiệp xây dựng – duy trì một bộ dữ liệu khách hàng chính xác và đầy đủ nhất bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng,… Điều này giúp cho tổ chức kinh doanh có thể cải thiện được mối quan hệ, tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin và phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.
Quản lý dữ liệu nhà cung cấp
MDM tổ chức theo dõi và quản lý thông tin về các nhà cung cấp như địa chỉ, thông tin liên lạc, hợp đồng ký kết, lịch sử mua hàng,… Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tăng cường mối quan hệ với nhà cung cấp, đảm bảo sự uy tín về nguồn hàng và tối ưu quy trình mua sắm.
Quản lý dữ liệu sản phẩm
MDM hỗ trợ doanh nghiệp quản lý thông tin về sản phẩm như mô tả, giá cả, hình ảnh hàng hóa,… Điều này giúp doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin hàng hóa đến khách hàng một cách chính xác và nhất quán, từ đó cải thiện được quy trình quản lý sản phẩm hiệu quả.
Có thể thấy, Master Data Management là một giải pháp quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng MDM cho quá trình quản lý dữ liệu chính, doanh nghiệp có thể nâng cao được chất lượng dữ liệu, tăng hiệu suất kinh doanh và tạo ra giá trị cho khách hàng.
Nguồn tham khảo: https://mastering-da.com/; https://www.tibco.com
Tổng hợp bởi nhóm tác giả eNao - chuyên gia công nghệ khối ngành Developer